Nữ doanh nhân chế tạo sơn từ vỏ trấu
Ngôi nhà của Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch Tập đoàn sơn Kova, có đến 2 phòng thí nghiệm, bởi mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, bà sẽ dành thời gian cho việc nghiên cứu. Đó cũng chính là chìa khóa mang đến thành công cho Kova, một hãng sơn thuần Việt được nữ bà nghiên cứu chế tạo sơn từ vỏ trấu. Và dù xuất thân từ dân kỹ thuật không biết nhiều về kinh doanh, nhưng bà chủ sơn Kova lại trở thành doanh nhân “bất đắc dĩ” khi tạo ra một thương hiệu sơn nổi tiếng
.
Bà chủ sơn Kova ăn mì gói, ngủ cầu thang suốt 2 tháng ở trời Tây
Sinh ra trong gia đình nghèo ở Nghệ An, bà trở thành sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội khi đã có 3 con nhỏ. “Có lẽ đó là cái liều đầu tiên và lớn nhất trong cuộc đời tôi. Vừa đi học, vừa mò cua bắt ốc, một nách nuôi 3 con thơ. Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi rèn cho mình khả năng và ý chí cho 2 lần liều sau này”, bà Hòe nói.
Tốt nghiệp, bà được giữ lại trường làm giảng viên. Việc được giữ lại trường cũng đồng nghĩa với cánh cửa nghiên cứu khoa học đã mở cho bà. Năm 1986, bà chuyển về Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh tiếp tục các đề tài nghiên cứu. Để có tiền làm khoa học, bà phải bán đi căn nhà đang ở. Song với bà, chỉ có con đường nghiên cứu khoa học đúng nghĩa mới thoát nghèo.
PGS.TS Nguyễn Thị Hòe cùng các nhà khoa học Mỹ tại phòng thí nghiệm ĐH Bách Khoa HCM
Bước khởi đầu của sơn chống thấm Kova
Và với đề tài nghiên cứu về sơn chống thấm cùng nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu sơn, năm 1993, PGS.TS Nguyễn Thị Hòe được trao tặng giải thưởng Kovalevskaya, giải thưởng danh giá dành cho các nhà khoa học nữ.
Tháng 9/1993, bà Hòe sang Mỹ nhận giải thưởng. Từ đây, bà quyết định kinh doanh những sản phẩm mình làm ra. Sơn chống thấm do bà nghiên cứu được đặt tên là Kova, chữ viết tắt của giải thưởng bà được nhận.
Đến năm 1996, bà mở liên doanh với Vinaconex, thành lập công ty Kova – Vinaconex Hà Nội với tư cách là trung tâm nghiên cứu.
Thời điểm năm 2000, bà ký một hợp đồng với Mỹ hợp tác nghiên cứu công nghệ sơn mới trong 2 tháng. Để có tiền sang Mỹ, bà phải vay mượn khắp nơi với lãi suất cao. Và dù đã bán luôn chiếc xe máy duy nhất, bà cũng chỉ gom góp được vỏn vẹn 500 USD làm lộ phí.
Sang Mỹ, hành trang nhà khoa học mang theo là một vali 25 kg với những mẫu gạch ngói, đất đá và mỳ tôm. “Những ngày trên đất Mỹ, gia tài của tôi là 500 USD để tiêu và 20 kg mỳ gói ăn suốt 2 tháng ròng. Thiếu tiền, tôi phải ngủ tạm dưới cầu thang sân bay. Tôi phải tiết kiệm hết mức có thể để nghiên cứu. Đây chính là lần liều thứ 2 trong đời tôi”, bà Hòe kể.
Dấn thân trên thị trường và tạo nên thành công vượt bậc
Thời điểm 1998, nhận thấy thị trường sơn tại Singapore rất tiềm năng, do công trình ở đây bắt buộc phải sơn mới lại sau 5 năm, bà Hòe quyết định sang Singapore tìm khách hàng.
Ít vốn và cũng không biết làm quảng cáo, bà chọn cách đưa sản phẩm vào trung tâm kiểm nghiệm hàng đầu của Singapore.
Có giấy tiêu chuẩn, bà Hòe bắt đầu tìm đến các buổi đấu thầu công trình. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng sơn Kova cũng được thử nghiệm ở một dự án. Nhưng phải đến khi tham gia vào dự án sơn lại Trung tâm Thương mại Vivo City vào năm 2009 thì sản phẩm của bà mới bắt đầu tạo được dấu ấn.
Sau thời gian dùng thử sản phẩm, chủ đầu tư và nhà thầu Nhật đều ưng ý. Từ dự án khó tính Vivo City, hiện 90% công trình của nhà thầu Nhật này ở nhiều quốc gia đang dùng sơn của Kova.
Sơn Kova cũng đã tham gia vào nhiều công trình lớn tại Singapore, như hệ thống giao thông, bệnh viện, trường học, sân bay và một số tòa nhà của Chính phủ. Công ty cũng vừa cung cấp sản phẩm sơn kháng khuẩn cho một hệ thống bệnh viện mới có chi phí xây dựng gần 1 tỷ USD.
Gần đây nhất, sơn nước Kova được chọn để thử nghiệm, thay thế cho loại sơn nhiệt dẻo đang dùng để sơn đường ở đất nước này.
Chia sẻ về quyết định đưa sản phẩm sơn Kova xâm nhập Singapore, một thị trường nổi tiếng khó tính và có tính cạnh tranh cao với nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới, PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe cho biết đó là một quyết định liều lĩnh. Ngay từ những ngày đầu của dự án, phía đối tác của Đảo quốc Sư tử đã nhận định: “Việt Nam chỉ xuất khẩu được đồ mây tre hay thực phẩm, còn về khoa học kỹ thuật thì sao đấu nổi với mấy nước khác”. Không nản lòng, nữ doanh nhân vẫn quyết định mở văn phòng tại đây để tìm hiểu thị trường địa phương. Hiểu rõ các sản phẩm sơn Kova cần nhận được sự chứng nhận khoa học của các tổ chức có uy tín tại đây, bà quyết định mang sản phẩm của mình đến trung tâm kiểm nghiệm hàng đầu của Singapore. Việc này đã ngốn của công ty hàng tỷ đồng, mất hơn một năm sản phẩm sơn Kova mới được kiểm nghiệm xong.
Tuy mất nhiều công sức và tiền bạc, nhưng dấu ấn công nhận chất lượng của cơ sở Singapore đã mở ra nhiều cánh cửa cơ hội quý giá cho sản phẩm của công ty. Hiện, sản phẩm sơn Kova đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình địa phương, như siêu thị lớn nhất Singapore, tòa chung cư 650 căn hộ, sân bay, bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà máy…
Trung tâm Thương mại Vivo City công trình khó tính tạo dấu ấn đưa thương hiệu sơn Kova phủ sóng tại Singapore
Nguyễn Thị Hòe – người phụ nữ dành trọn cuộc đời đam mê nghiên cứu
Bà Hòe tự nhận mình thuộc số ít phụ nữ chỉ có đam mê duy nhất là nghiên cứu. Gần 70 tuổi, bà vẫn di chuyển liên tục từ TP Hồ Chí Minh đến Hà Nội rồi Singapore, Campuchia, Malaisia… để điều hành việc sản xuất tại các nhà máy. Phần còn lại dành hết cho phòng thí nghiệm. Sản phẩm mới mà bà nghiên cứu vì thế cũng liên tục ra đời.
Ông Nguyễn Duy, Giám đốc kinh doanh của Kova Hồ Chí Minh chia sẻ: “Cứ vài ngày chủ tịch lại gọi tôi vào cho xem sản phẩm mới và yêu cầu chúng tôi bán. Sản phẩm mới ra liên tục đến mức nhân viên không làm kịp kế hoạch kinh doanh”.
Nguyên liệu chính để làm ra các loại sơn nano này là silicat nano từ vỏ trấu được tách ra, có giá trị lớn gấp trăm lần so với trấu, được dùng trong nhiều lĩnh vực như sơn, chống thấm, mỹ phẩm, dược phẩm, vi tính… Bên cạnh đó, trong chương trình nghiên cứu của Tập đoàn sơn Kova, PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe còn tập trung vào vật liệu chống cháy với bề mặt chủ yếu là bê tông, gỗ, sắt thép. Sản phẩm sơn chống cháy nano từ trấu bảo vệ các bề mặt bê tông, thép, gỗ… trong tòa nhà dưới sức nóng lên đến 1.000 độ C trong thời gian 4 – 6 giờ.
Sự cải tiến về kỹ thuật cũng như tư duy trong chiến lược kinh doanh đã giúp thương hiệu sơn của bà Hòe không chỉ cung cấp trong nước mà còn mở rộng sang các thị trường lân cận như Singapore, Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia.
Chủ tịch HĐQT tập đoàn sơn Kova luôn tâm niệm nếu nhà khoa học chỉ nghiên cứu mà không ứng dụng sản xuất thì không thành công. Thành công đối với bà là đưa nghiên cứu ra thực tế, được hàng chục nghìn sản phẩm và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Do đó, suốt hơn 20 năm kinh doanh, tiến sĩ Hòe chưa bao giờ ngừng nghiên cứu cho ra các sản phẩm cải tiến. Nói về ước vọng của mình, PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe chia sẻ: “Tôi có một tâm niệm sẽ tiếp tục gắn bó cuộc đời mình với các nghiên cứu khoa học, mang đến nhiều hơn nữa những sản phẩm khoa học có tính thiết thực cao trong đời sống, giúp tạo ra nhiều giá trị có ích cho xã hội Việt Nam, và đưa sản phẩm sơn Kova sánh vai với các thương hiệu lớn khác trên thế giới”.
Bên cạnh công việc kinh doanh, bà Hòe còn không quên hoàn thành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với Quỹ Giải thưởng Kova, hàng năm dành cho các sinh viên nghèo học giỏi.
Theo vnexpress.net
Chúng tôi chuyên cung cấp phân phối bảng màu sơn các dòng epoxy, sơn chống rỉ, sơn nước, sơn nội thất, sơn ngoại thất, sơn dầu, sơn chịu nhiệt, sơn chống thấm…chính hãng giá rẻ, bảng giá sơn, ngoài ra sonladep còn nhận thi công các công trình xây dựng nhà xưởng, hầm để xe, chung cư, siêu thị…
KANSAI PAINT PHÚ CƯỜNG - NPP số 1 của Kansai tại Hà nội Chính hãng Chất lương Uy tín Chuyên nghiệp Liên hệ với chúng tôi ngay!
- Địa chỉ: Nhà OV2.20 - Đường XP7 - Khu đô thị Xuân Phương Viglacera - Q.Nam Từ Liêm - Tp. Hà Nội
- Hotline: Mr.Sang 0967965998 hoặc 0935683988
- Fanpage: https://www.facebook.com/sonladep.net/
- Website: http://sonladep.com/
Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi